Phát hiện Phobos_(vệ_tinh)

Kính viễn vọng đã khám phá ra Phobos
Asaph Hall
Phobos và Sao Hỏa

Phobos được nhà thiên văn người Mỹ Asaph Hall phát hiện ngày 18 tháng 8 năm 1877, tại Đài thiên văn Hải quân Hoa KỳWashington, D.C., vào khoảng 09:14 GMT (những nguồn tin thời ấy, sử dụng quy ước thiên văn trước năm 1925 tính thời điểm bắt đầu một ngày vào lúc giữa trưa cho rằng phát hiện diễn ra lúc 16:06 ngày 17 tháng 8 theo giờ Washington).[4][5] Asaph Hall cũng là người phát hiện ra Deimos, Mặt Trăng khác của Sao Hoả.

Cuốn sổ ghi chép của Asaph Hall về việc phát hiện ra Phobos như sau[6]

"Tôi đã lặp lại việc khảo sát từ đầu đêm ngày 11 [tháng 8], và một lần nữa lại không phát hiện thấy gì cả, nhưng khi tiếp tục tìm kiếm trong vài giờ sau đó tôi đã phát hiện một vật thể mờ ở phía trái Sao Hoả, hơi chếch về hướng bắc. Tôi vừa kịp quan sát chính xác vị trí của nó thì một màn sương từ sông tràn lên buộc công việc phải ngừng lại. Lúc ấy là hai giờ rưỡi đêm ngày 11. Mấy hôm sau trời vẫn nhiều mây."Ngày 15 tháng 8 thời tiết có vẻ tốt, tôi ngủ lại tại Đài quan sát. Bầu trời trở lại quang đãng sau một cơn sấm sét lúc 11 giờ và tôi lại bắt đầu công việc. Tuy nhiên khí quyển vẫn ở những điều kiện không thuận lợi và ánh sáng từ Sao Hỏa nhập nhòe, không ổn định khiến không thể quan sát thấy vật thể đó, dù chúng tôi biết rằng lúc ấy nó đang ở gần hành tinh chính và có thể quan sát được."Ngày 16 tháng 8 vật thể lại được quan sát thấy ở rìa phía trái hành tinh, và những quan sát thực hiện buổi tối hôm ấy cho thấy nó đang cùng di chuyển với hành tinh chính, và nếu đó là một vệ tinh, nó nằm gần một trong hai ly giác. Tới tận lúc ấy tôi vẫn chưa nói với bất kỳ ai tại Đài quan sát về công việc tìm kiếm vệ tinh Sao Hỏa của mình, nhưng sau những quan sát buổi tối ngày 16, trước khi ra về, khoảng lúc 3 giờ sáng, tôi đã nói với trợ lý của mình là George Anderson, tôi cũng đã chỉ cho anh ta thấy vật thể đó, vật thể mà tôi cho là một vệ tinh của Sao Hoả. Tôi cũng dặn anh ta giữ kín bởi vì không muốn gây bất kỳ một điều tiếng gì trước khi loại trừ được hết sự nghi ngờ. Anh ta đã giữ lời, nhưng việc này quá tuyệt vời để giữ kín và chính tôi đã để lộ ra. Ngày 17 tháng 8 trong khoảng từ 1 đến 2 giờ, khi tôi lặp lại những quan sát của mình, giáo sư Newcomb đã vào trong phòng tôi ăn trưa và tôi đã trình bày với ông những đo đạc của mình về vật thể mờ gần Sao Hỏa, tới lúc ấy tôi đã chứng minh được rằng nó đang di chuyển cùng với hành tinh."Ngày 17 tháng 8 trong khi chờ đợi và quan sát Mặt Trăng bên ngoài, tôi đã phát hiện ra Mặt Trăng bên trong. Những quan sát trong hai ngày 17 và 18 đã xóa tan những nghi ngờ về tính chất của các vật thể đó và sự khám phá đã được Đô đốc Rodgers công bố rộng rãi."Phobos và Ares

Henry Madan (1838–1901), Giáo sư Khoa học Eton College đã đề xuất đặt tên hai vật thể (2 vệ tinh của Sao Hỏa), từ Cuốn XV của Iliad, là Kinh hoàng và Sợ hãi, theo tên 2 đứa con của Ares[7]

'Tiên đoán' của Jonathan Swift

Phần 3 Chương 3 quyển "Cuộc phiêu lưu tới xứ Laputa" trong truyện Gulliver du ký nổi tiếng của Jonathan Swift, một câu chuyện viễn tưởng viết năm 1726, các nhà thiên văn học xứ Laputa được miêu tả là đã khám phá ra hai vệ tinh của Sao Hỏa với khoảng cách quỹ đạo gấp 3 và 5 lần đường kính Sao Hoả, và chu kỳ quay của chúng là 10 và 21.5 giờ. Khoảng cách quỹ đạo thực tế của Phobos và Deimos là 1.4 và 3.5 lần đường kính Sao Hỏa và chu kỳ là 7.6 và 30.3 giờ. Đây được coi là một sự trùng hợp đáng ngạc nhiên; không một kính thiên văn nào ở thời Swift có đủ sức mạnh để khám phá ra được những vệ tinh đó.[8] Sau đó, tên các nhân vật trong truyện Gulliver du ký đã được đặt tên cho các hố thiên thạch của Phobos.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phobos_(vệ_tinh) http://www.britannica.com/EBchecked/topic/457040 http://www.mathpages.com/home/kmath151/kmath151.ht... http://www.solarviews.com/cap/mars/vphobos2.htm http://www.solarviews.com/cap/mars/vphobos3.htm http://360.thuvienvatly.com/index.php/bai-viet/thi... http://www.universalb.com/showthread.php/9-Phobos-... http://adsabs.harvard.edu//full/seri/AN.../0091//0... http://adsabs.harvard.edu//full/seri/AN.../0092//0... http://adsabs.harvard.edu//full/seri/MNRAS/0038//0... http://adsabs.harvard.edu//full/seri/Obs../0001//0...